Nhằm nâng cao năng lực Phục hồi chức năng thần kinh sau đột quỵ cho các bác sĩ, kỹ thuật viên Phục hồi chức năng; Ngày 9/10/2017, Tổng hội Y học Việt Nam phối hợp với EVER Pharma tổ chức triển khai chương trình AVANT A8 (hợp tác giữa Việt Nam và Cộng hòa Áo) trong phục hồi chức năng (PHCN) thần kinh cho bệnh nhân sau đột quỵ với sự hỗ trợ chuyên môn của Tổ chức Đột quỵ thế giới, Hội Phục hồi chức năng Việt Nam và bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội.
Theo Tổ chức y tế Thế giới (WHO),đột quỵ là “Các dấu hiệu rối loạn chức năng của não (khu trú hoặc toàn thể) phát triển nhanh, kéo dài trên 24 giờ hoặc dẫn đến tử vong, không xác định nguyên nhân nào khác ngoài căn nguyên mạch máu”. Ngày nay, đột quỵ vẫn là một vấn đề thời sự cấp thiết bởi nó ngày càng phổ biến. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 5 triệu người bị đột quỵ. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật và để lại nhiều di chứng về tâm thần kinh và là gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội.
Buổi tập huấn được đón tiếp PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên – Chủ tịch tổng hội Y học Việt Nam, TS. X.Anton Alvares – Giám đốc viện khoa học thần kinh Medinova, Tây Ban Nha, PGS.TS Phạm Văn Minh Giám đốc bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội và các giảng viên là giáo sư, tiến sĩ hàng đầu trong lĩnh vực đột quỵ, thần kinh và phục hồi chức năng từ Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, bệnh viện Trung ương quân đội 108.
Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam Nguyễn Thị Xuyên đánh giá cao chương trình AVANT
PGS.TS Phạm Văn Minh, Giám đốc Bệnh viện PHCN HN phát biểu ý kiến và khai mạc lớp tập huấn
Qua khóa tập huấn Avant với những kiến thức cơ bản và cụ thể sẽ giúp những cán bộ y tế có thể thực hiện các kỹ thuật này với đầy đủ các kỹ năng của kỹ thuật viên vận động trị liệu, hoạt động trị liệu hay chuyên viên âm ngữ giúp người bệnh được chăm sóc một cách toàn diện. Từ đó nhằm giảm thiểu các biến chứng sau đột quỵ đồng thời tăng cường khả năng tái hòa nhập cộng đồng cho người bệnh, tiết kiệm chi phí phát sinh, giúp giảm gáng nặng cho gia đình và xã hội.
Một số hoạt động
Tiến sĩ Lê Hoàng Anh (Ever Pharma Việt Nam) giới thiệu ý nghĩa của chương trình AVANT
Tiến sĩ Trần Viết Lực - Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Lão khoa Trung ương giảng về Cơ chế Phục hồi chức năng TK sau đột quỵ.
GS. Alvarez giảng bài
Các bài tập thực hành trực quan sinh động
Các giảng viên và kỹ thuật viên chia sẻ những kiến thức trong điều trị phục hồi chức năng thần kinh bệnh nhân sau đột quỵ
Nguồn tin: Bệnh viện PHCN Hà Nội
Các học viên của khóa học đến từ các cơ sở y tế:
Trường ĐH Y Hà Nội/ BV ĐH Y HN, BV 103, BV Hữu Nghị, BV Thanh Nhàn, BV PHCN Hà Nội, BV Tim Hà Nội, BV Châm cứu TW, BV Y học cổ truyền TW, BV Y học Cổ truyền Quân đội, BV ĐK Hà Đông, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, Bệnh viện Hòe Nhai, Bệnh viện 354, Học viện Quân y, Học viện y dược học cổ truyền Việt Nam, Bệnh viện đa khoa Sơn Tây, Bệnh viện Đa khoa Ba Vì, Bệnh viện đa khoa Vân Đình, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, BV đa khoa thị xã Bỉm Sơn, BV ĐK TW Thái Nguyên, ĐH Y dược Thái Nguyên, Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Sơn La, Bệnh viện Đa khoa Bãi cháy - Quảng Ninh, Phòng khám đa khoa trung tâm Lạng Sơn, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình
Chương trình học và các giảng viên:
Ngày 1:
Tổng quan đột quỵ não: Kiến thức cơ bản về đột quỵ não, cách nhận biết sớm, phân loại, điều trị, phòng ngừa tái phát
PGS. TS. Nguyễn Hòang Ngọc – Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh vịên Trung uơng Quân đội 108
Đột quỵ não: Định khu tổn thương
TS. Trần Viết Lực – Trường khoa Khám bệnh Bệnh viện Lão khoa Trung ương
Sự tham gia của BDNF trong quá trình phục hồi thần kinh sau đột quỵ
TS. BS. X. Antón Álvarez - Giám đốc, Viện Khoa học thần kinh Medinova, Tây Ban Nha
Cơ chế PHCN thần kinh: cơ chế, thời điểm bắt đầu và phương pháp thực hiện, vai trò của tập luyện PHCN và thuốc
TS. Trần Viết Lực – Trường khoa Khám bệnh Bệnh viện Lão khoa Trung ương
PHCN sau đột quỵ: từ các nguyên lý phục hồi vận động đến thực tiễn
PGS.TS Phạm Văn Minh – Giám đốc viện PHCN Hà Nội
Truởng Bộ môn PHCN Truờng ĐH Y Hà Nội
PHCN sau đột quỵ não: các khiếm khuyết thường gặp, nhóm PHCN
PGS.TS Phạm Văn Minh
Ngày 2:
Vận động trị liệu cho bệnh nhân đột quỵ (Bài 1)
KTV. Lê Văn Ngọc – Bệnh viện PHCN Hà Nội
Thực hành vận động trị liệu cho bệnh nhân đột quỵ (Bài 1)
Vận động trị liệu cho bệnh nhân đột quỵ (Bài 2)
KTV. Lê Văn Ngọc – Bệnh viện PHCN Hà Nội
Thực hành vận động trị liệu cho bệnh nhân đột quỵ (Bài 2)
Ngày 3:
Một số test luợng giá trong vận động trị liệu và hoạt động trị liệu
BS. Chu Thị Quỳnh Thơ - Khoa PHCN Bệnh viện ĐH Y Hà Nội
Thực hành các test luợng giá
Hoạt động trị liệu cho bệnh nhân đột quỵ (Bài 1)
Cử nhân Nguyễn Thành Nam - Trung tâm PHCN - Bệnh viện Bạch Mai
Thực hành hoạt động trị liệu (Bài 1)
Ngày 4:
Hoạt động trị liệu cho bệnh nhân đột quỵ ( Bài 2)
Cử nhân Nguyễn Thành Nam - Trung tâm PHCN - Bệnh viện Bạch Mai
Thực hành hoạt động trị liệu về ADL
Hoạt động trị liệu cho bệnh nhân đột quỵ ( Bài 3)
Cử nhân Nguyễn Thành Nam
Thực hành hoạt động trị liệu cho bệnh nhân đột quỵ ( Bài 3)
Thất ngôn sau đột quỵ : phân loại, cách xử trí
ThS.BS Đặng Thái Thu Hương – Bộ môn PHCN, trường đại học Y Hà Nội
Ngày 5:
Sa sút trí tuệ sau đột quỵ
GS. TS Phạm Thắng - Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương
Rối loạn nuốt sau đột quỵ: Phát hiện sớm, lượng giá, xử trí, các bài tập
ThS. BS CKII Lê Thị Kiều Hoa, Chủ nhịêm Khoa PHCN Bệnh vịên Quân y 103
Thực hành rối loạn nuốt sau đột quỵ
Bài kiểm tra đánh giá sau khóa học (Post-test)
Giải đáp thắc mắc
Bế mạc khóa tập huấn
Phát chứng chỉ