Ngày 20/11/2017 - Tổng hội Y học Việt Nam, Hội Phục hồi chức năng Việt Nam và công ty EVER Pharma đã phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Saint Paul (Hà Nội) khai mạc lớp học AVANT khóa A-10 về phục hồi chức năng thần kinh cho bệnh nhân sau đột quỵ. Chương trình có sự tham gia đặc biệt của Giáo sư Natan M Bornstein - Phó Chủ tịch Tổ chức Đột quỵ Thế giới, PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên – Chủ tịch tổng hội Y học Việt Nam, và TS. Lê Hoàng Anh (Sáng lập viên chương trình AVANT).
Với sự hỗ trợ của Tổng hội Y học Việt Nam và Tổ chức Đột quỵ Thế giới, chương trình Phục hồi chức thần kinh sau đột quỵ đã được thực hiện tại nhiều bệnh viện trên toàn quốc. Khóa học tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn là khóa học thứ 10 được tổ chức tại Việt Nam.
Chương trình AVANT là sự hợp tác giữa Việt Nam và Cộng hòa Áo dưới sự chỉ đạo chuyên môn của Tổ chức Đột quỵ Thế giới, sử dụng các tài liệu giảng dạy tiên tiến, bao gồm cuốn sách “Phục hồi chức thần kinh sau đột quỵ” (Neurorehabilition After Stroke) và video minh họa do EVER Pharma và các giáo sư đầu ngành về đột quỵ tại Áo biên soạn. Cuốn sách được phát tận tay các bác sĩ, kỹ thuật viên và người nhà bệnh nhân, từ đó, giúp phổ biến các kiến thức phục hồi chức năng rộng rãi đến cộng đồng.
68 bác sĩ và kỹ thuật viên đã tham gia chương trình tập huấn kéo dài 5 ngày, bao gồm các kiến thức chuyên sâu như cơ chế phục hồi chức năng thần kinh, các biến chứng và khiếm khuyết thường gặp sau đột quỵ não, v.v. Cuối chương trình, các học viên được trao chứng chỉ của khóa học.
Bài giảng của giáo sư Natan M Bornstein - Phó Chủ tịch Tổ chức Đột quỵ Thế giới
Các học viên của khóa học đến từ các cơ sở y tế:
BV 108, BV Saint Paul, BV Thanh Nhàn, BV Y học cổ truyền Bộ Công An, BV Y học Cổ truyền Quân đội, BV ĐK Hà Đông, Bệnh viện Xây Dựng, Bệnh viện 354, Bệnh viện Tuệ Tĩnh, BV đa khoa Sài Gòn, Nam Định, Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên, BV Đa khoa tỉnh Hòa Bình, ĐH Y dược Thái Nguyên, Bệnh viện Gang thép Thái Nguyên, Bệnh viện đa khoa 115, Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Nghệ An, Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Hà Tĩnh, Bệnh viện PHCN tỉnh Quảng Ninh
Chương trình học và các giảng viên:
Ngày 1:
Tổng quan đột quỵ và cách phòng ngừa đột quỵ tái phát?
Phục hồi vận động sau đột quỵ
GS. Natan Bornstein, Phó Chủ tịch Tổ chức đột quỵ thế giới
Đột quỵ não: Định khu tổn thương
TS. Trần Viết Lực, Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Lão khoa Trung ương
Cơ chế PHCN thần kinh. Thời điểm bắt đầu và phương pháp thực hiện, vai trò của tập luyện PHCN và thuốc
TS. Trần Viết Lực
PHCN sau đột quỵ: từ các nguyên lý phục hồi vận động đến thực tiễn
PGS. TS. Lương Tuấn Khanh
Các khiếm khuyết và biến chứng thường gặp sau Đột quỵ não
ThS. BS. Nguyễn Thị Thắm, Phụ trách khoa PHCN Bệnh viện Saint Paul
Nhóm PHCN sau đột quỵ
PGS. TS. Lương Tuấn Khanh
Ngày 2:
Vận động trị liệu cho bệnh nhân đột quỵ (Bài 1)
CN. Đinh Đăng Tài, Trung tâm PHCN Bệnh viện Bạch Mai
Thực hành vận động trị liệu cho bệnh nhân đột quỵ (Bài 1)
Vận động trị liệu cho bệnh nhân đột quỵ (Bài 2)
CN. Phạm Ngọc Sơn, Khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Saint Paul
Thực hành vận động trị liệu cho bệnh nhân đột quỵ (Bài 2)
Ngày 3:
Một số test luợng giá trong vận động trị liệu và hoạt động trị liệu
ThS Nguyễn Thị Dung, Trung tâm PHCN Bệnh viện Bạch Mai
Thực hành các test luợng giá
Hoạt động trị liệu cho bệnh nhân đột quỵ (Bài 1)
Cử nhân Nguyễn Thành Nam - Trung tâm PHCN - Bệnh viện Bạch Mai
Thực hành hoạt động trị liệu (Bài 1)
Ngày 4:
Hoạt động trị liệu cho bệnh nhân đột quỵ ( Bài 2)
Cử nhân Nguyễn Thành Nam
Thực hành hoạt động trị liệu về ADL
Sa sút trí tuệ sau đột quỵ
GS. Phạm Thắng – Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương
Hoạt động trị liệu cho bệnh nhân đột quỵ ( Bài 3)
Cử nhân Nguyễn Thành Nam
Thực hành hoạt động trị liệu cho bệnh nhân đột quỵ ( Bài 3)
Ngày 5:
Rối loạn nuốt sau đột quỵ: Phát hiện sớm, lượng giá, xử trí, các bài tập
ThS Nguyễn Thị Dung, Trung tâm PHCN Bệnh viện Bạch Mai
Thực hành rối loạn nuốt sau đột quỵ
Thất ngôn sau đột quỵ : phân loại, cách xử trí
ThS. Nguyễn Thị Dung
Bài kiểm tra đánh giá sau khóa học (Post-test)
Giải đáp thắc mắc
Bế mạc khóa tập huấn
Phát chứng chỉ