Nằm trong Chương trình đào tạo Phục hồi chức năng thần kinh sau đột quỵ phối hợp giữa Việt Nam và Cộng hòa Áo (AVANT), lớp AVANT A14 đã được tổ chức tại Bệnh viện Trung ương Huế từ 29/3 - 4/4/2018.
79 học viên, bao gồm các bác sĩ và kỹ thuật viên đã tham gia khóa học kéo dài 5 ngày với các kiến thức cơ bản về đột quỵ, gồm cách nhận biết, điều trị, cơ chế phục hồi thần kinh và phòng ngừa tái phát, cũng như các bài tập PHCN thần kinh cơ bản giúp bệnh nhân sau đột quỵ sớm trở về cuộc sống bình thường. Khóa học vinh dự có sự tham gia của Tiến sĩ Andreas Winkler – Chủ tịch Hội nghiên cứu lâm sàng phục hồi chức năng thần kinh Cộng hòa Áo, sáng lập viên chương trình AVANT và PGS. TS. Lương Tuấn Khanh - Giám đốc Trung tâm Đột quỵ Bệnh viện Bạch Mai.
Khóa học được tổ chức dưới sự chỉ đạo chuyên môn của Tổ chức Đột quỵ Thế giới, sử dụng tài liệu do các giáo sư hàng đầu tại Áo về đột quỵ biên soạn, bao gồm một cuốn sách và video hướng dẫn các bài tập PHCN cơ bản cho bệnh nhân đột quỵ. Các bài tập này được Tổ chức đột quỵ Thế giới công nhận là những động tác cơ bản, đơn giản, dễ tập nhưng vô cùng hiệu quả trong việc giúp bệnh nhân đột quỵ sớm phục hồi thần kinh và trở về cuộc sống bình thường. Các tài liệu của khóa học được phát miễn phí cho các học viên, với hy vọng các kiến thức về chăm sóc và phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau đột quỵ sẽ ngày càng được lan tỏa tới cộng đồng.
Các học viên đến từ 15 cơ sở y tế:
BV PHCN Huế, BV YHCT Huế, BV ĐK Chân Mây, BV TƯ Huế Cơ sở 2, Ban BVSK Cán bộ Huế, TTYT Tp Huế, TTYT Phong Điền, TTYT Quảng Điền, TTYT Hương trà, TTYT Hương Thủy, TTYT Phú Vang, TTYT Phú Lộc, TTYT Nam Đông, TTYT A lưới, BV TƯ Huế Cơ sở 1
Một số hình ảnh của khóa học.
Chương trình học và các giảng viên:
Ngày 1:
Tổng quan đột quỵ não: Kiến thức cơ bản về đột quỵ não, cách nhận biết sớm, phân loại, điều trị, phòng ngừa tái phát
GS Hoàng Khánh, Phó Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam
Chủ tịch Hội thần kinh miền Trung
Nguyên trưởng bộ môn Nội thần kinh, Đại học Y dược Huế
Đột quỵ não: Định khu tổn thương
TS. Andreas Winkler, Bệnh viện PHCN Bad Pirawarth, Áo
Chủ tịch Hội nghiên cứu lâm sàng PHCN thần kinh, Áo
Cơ chế PHCN thần kinh: cơ chế, thời điểm bắt đầu và phương pháp thực hiện, vai trò của tập luyện PHCN và thuốc
GS Hoàng Khánh
Phục hồi chức năng sau đột quỵ não: các khiếm khuyết thường gặp, nhóm PHCN
PGS. TS. Luơng Tuấn Khanh, Giám đốc Trung tâm PHCN, Bệnh viện Bạch Mai
PHCN sau đột quỵ: ứng dụng các nguyên tắc phục hồi chức năng vận động vào thực tiễn
TS. Andreas Winkler
Vai trò của các chỉ số sinh học trong chuẩn đoán PHCN thần kinh sau đột quỵ não
TS. Andreas Winkler
Ngày 2:
Vận động trị liệu cho bệnh nhân đột quỵ (Bài 1)
CN Đinh Đăng Tài - Trung tâm PHCN Bệnh viện Bạch Mai
CN Trương Văn Dũng - Khoa PHCN Bệnh Viện C Đà Nẵng
Thực hành vận động trị liệu cho bệnh nhân đột quỵ (Bài 1)
Vận động trị liệu cho bệnh nhân đột quỵ (Bài 2)
CN Đinh Đăng Tài, CN Trương Văn Dũng
Thực hành vận động trị liệu cho bệnh nhân đột quỵ (Bài 2)
Ngày 3:
Rối loạn nuốt sau đột quỵ : Phát hiện sớm, lượng giá, xử trí, các bài tập
ThS. Cao Bích Thủy, Truởng Bộ môn PHCN, Truờng ĐH Kỹ thuật Y tế Đà Nẵng
Thực hành rối loạn nuốt
Một số test luợng giá trong vận động trị liệu và hoạt động trị liệu
ThS. Cao Bích Thủy, Truởng Bộ môn PHCN, Truờng ĐH Kỹ thuật Y tế Đà Nẵng
Hoạt động trị liệu cho bệnh nhân đột quỵ (Bài 1)
Cử nhân Nguyễn Thành Nam, Trung tâm PHCN- Bệnh viện Bạch Mai
CN Trương Văn Dũng
Ngày 4:
Thực hành hoạt động trị liệu (Bài 1)
Cử nhân Nguyễn Thành Nam
CN Trương Văn Dũng
Hoạt động trị liệu cho bệnh nhân đột quỵ ( Bài 2)
Cử nhân Nguyễn Thành Nam, Trung tâm PHCN- Bệnh viện Bạch Mai
CN Trương Văn Dũng
Thực hành hoạt động trị liệu (Bài 2)
Hoạt động trị liệu cho bệnh nhân đột quỵ ( Bài 3)
CN Nguyễn Thành Nam
CN Trương Văn Dũng
Thực hành hoạt động trị liệu cho bệnh nhân đột quỵ ( Bài 3)
Ngày 5:
Sa sút trí tuệ sau đột quỵ
GS. Hoàng Khánh
Bài kiểm tra đánh giá sau khóa học (Post-test)
Giải đáp thắc mắc
Bế mạc khóa tập huấn
Phát chứng chỉ