Trang chủ / Các khoá A và A1 dành cho Bác sĩ và Kỹ thuật viên / Khóa A4 - BV Đại học Y Hà Nội (21 - 25/8/2017)

Khóa A4 - BV Đại học Y Hà Nội (21 - 25/8/2017)

Lớp học AVANT - khóa A4 tập huấn cho giảng viên diễn ra từ ngày 21/8 đến ngày 25/8/2017 tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Đặc biệt, lớp học lần này vinh dự có sự tham gia giảng dạy của GS. Andreas Winkler, hiện đang là Giám đốc trung tâm PHCN, Bệnh viện Bad Pirawarth (Áo) và là Chủ tịch Hội PHCN lâm sàng tại Áo. Ông là một trong hai tác giả biên soạn cuốn video và sách Phục hồi chức năng cơ bản cho bệnh nhân sau đột quỵ đầu tiên cho Việt Nam. 

Giáo sư Andreas Winkler và phong cách giảng bài đầy nhiệt huyết

Dưới sự giảng dạy đầy nhiệt huyết và thu hút của giáo sư, lớp hoc đón nhận những phản hồi tích cực của hơn 50 học viên là các bác sĩ, kĩ thuật viên liên quan đến chuyên ngành thần kinh, đột quỵ, phục hồi chức năng, hồi sức cấp cứu... 

Giáo sư Andreas Winkler cùng các giảng viên kỳ cựu của chương trình AVANT. Từ trái sang: PGS. TS. Lương Tuấn Khanh (BV Bạch Mai), ThS. BS. Nguyễn Thị Thanh Huyền (BV ĐH Y Hà Nội), TS. Lê Hoàng Anh (Sáng lập viên chương trình AVANT) và TS. Trần Viết Lực (BV Lão khoa TƯ)

Không chỉ được cung cấp những kiến thức nền tảng về đột quỵ như cách xử trí bệnh nhân đột quỵ trong cơn cấp, cơ chế phục hồi chức năng thần kinh sau đột quỵ, định khu tổn thương, phòng ngừa đột quỵ tái phát... học viên còn được trang bị những kiến thức cơ bản và nâng cao về vận động trị liệu, hoạt động trị liệu, thất ngôn, rối loạn nuốt... để giúp bệnh nhân phục hồi chức năng hiệu quả nhất. 

ThS. BS. Nguyễn Thị Thanh Huyền - Trưởng khoa PHCN BV ĐH Y Hà Nội giảng cho học viên về các khiếm khuyết thường gặp sau đột quỵ

Điểm đặc biệt của lớp học AVANT chính là thời lượng dành cho phần thực hành rất nhiều (4/5 ngày học). Các học viên được các kỹ thuật viên đã qua đào tạo tại Áo hướng dẫn thực hành vận động trị liệu, hoạt động trị liệu, rối loạn nuốt và thất ngôn.

Các học viên đang được thực hành dịch chuyển bệnh nhân từ ghế sang giường

Bài tập dịch chuyển trên giường - những động tác quan trọng giúp bệnh nhân không bị loét tì đè và dần dần tự chủ trong các vận động ngồi dậy, đứng lên, xoay chuyển...

Thực hành lên xuống cầu thang

 

Các học viên hoàn thành khóa học được cấp chứng chỉ đào tạo liên tục CME

Các bác sĩ, kỹ thuật viên được nhận chứng chỉ CME có thể trở thành giảng viên, tiếp tục đào tạo PHCN sau đột quỵ theo chương trình AVANT tại nơi công tác của mình hoặc cho tuyến cơ sở.

 

Các học viên của khóa học đến từ các cơ sở y tế:

Trường ĐH Y Hà Nội/BV ĐH Y HN, BV Thanh Nhàn, BV PHCN Hà Nội, BV Y học cổ truyền TW, BV Hữu Nghị Việt Đức, BV ĐK Đức Giang, Trung tâm PHCN người khuyết tật, Thụy An - Ba Vì, Trung Tâm Y tế Huyện Tân Sơn, BV ĐK Huyện Ý Yên, SYT tỉnh Nam Định, BV đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, Trung tâm Y tế Huyện Vĩnh Tường, BV Đa khoa tỉnh Hòa Bình, BV ĐK Huyện Hàm Yên, BV ĐH Y Hải Phòng/ ĐH Y Hải Phòng, Bệnh viện PHCN Hải Dương, BV ĐK Tỉnh Thanh Hóa

 

Chương trình học và các giảng viên:

 

Ngày 1:

Tổng quan đột quỵ não: Kiến thức cơ bản về đột quỵ não, cách nhận biết sớm,

phân loại, điều trị, phòng ngừa tái phát

TS. Trần Viết Lực, Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Lão khoa Trung ương

 

Đột quỵ não: Định khu tổn thương

TS. Andreas Winkler, Bệnh viện PHCN Bad Pirawarth, Áo

Chủ tịch Hội nghiên cứu lâm sàng PHCN thần kinh, Áo

 

Cơ chế PHCN thần kinh: cơ chế, thời điểm bắt đầu và phương pháp thực hiện, vai trò của tập luyện PHCN và thuốc

TS. Trần Viết Lực

 

PHCN sau đột quỵ: ứng dụng các nguyên tắc PHCN vận động vào thực tiễn

TS. Andreas Winkler

 

Sa sút trí tuệ sau đột quỵ

GS. Phạm Thắng - Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương

 

Phục hồi chức năng sau đột quỵ não: các khiếm khuyết thường gặp, nhóm PHCN

ThS. Nguyễn Thị Thanh Huyền, Truởng khoa PHCN, Bệnh viện ĐH Y Hà Nội

 

Ngày 2:

Vận động trị liệu cho bệnh nhân đột quỵ (Bài 1)

  • Các bài tập ở tư thế nằm
  • Dịch chuyển sớm
  • Các bài tập ở tư thế ngồi

CN Đinh Đăng Tài - Trung tâm PHCN  Bệnh viện Bạch Mai

Thực hành vận động trị liệu cho bệnh nhân đột quỵ (Bài 1)

 

Vận động trị liệu cho bệnh nhân đột quỵ (Bài 2)

  • Tập di chuyển
  • Tập thăng bằng
  • Tập đứng
  • Tập đi
  • Tập lên, xuống cầu thang

CN Đinh Đăng Tài

Thực hành vận động trị liệu cho bệnh nhân đột quỵ (Bài 2)

 

Ngày 3:

Một số test luợng giá trong vận động trị liệu và hoạt động trị liệu

BS. Chu Thị Quỳnh Thơ - Khoa PHCN Bệnh viện ĐH Y Hà Nội

Thực hành các test luợng giá

 

Hoạt động trị liệu cho bệnh nhân đột quỵ (Bài 1)

  • Các bài tập HĐTL ở tư thế nằm
  • Các bài tập HĐTL ở tư thế ngồi

Cử nhân Nguyễn Thành Nam, Trung tâm PHCN- Bệnh viện Bạch Mai

Thực hành hoạt động trị liệu (Bài 1)

 

Ngày 4:

Hoạt động trị liệu cho bệnh nhân đột quỵ ( Bài 2)

  • Các hoạt động hàng ngày (ADL) : Mặc quần áo, đánh răng, vệ sịnh cá nhân…

Cử nhân Nguyễn Thành Nam

Thực hành hoạt động trị liệu (Bài 2)

 

Hoạt động trị liệu cho bệnh nhân đột quỵ ( Bài 3)

  • Các bài tập nhận thức-cảm giác

CN Nguyễn Thành Nam

Thực hành hoạt động trị liệu cho bệnh nhân đột quỵ ( Bài 3)

 

Thực hành hoạt động trị liệu cho bệnh nhân đột quỵ (Bài 1, 2, 3)

CN Nguyễn Thành Nam, KTV Cáp Trọng Hiển

 

Ngày 5:

Rối loạn nuốt sau đột quỵ : Phát hiện sớm, lượng giá, xử trí, các bài tập

ThS Nguyễn Thị Dung - Trung tâm PHCN, Bệnh viện Bạch Mai

Thực hành rối loạn nuốt

 

Bài kiểm tra đánh giá sau khóa học (Post-test)

 

Giải đáp thắc mắc

Bế mạc khóa tập huấn

Phát chứng chỉ