Trang chủ / Các khoá A và A1 dành cho Bác sĩ và Kỹ thuật viên / Khoá A18 - BV Đa khoa Đức Giang (16/4 - 20/04/2018)

Khoá A18 - BV Đa khoa Đức Giang (16/4 - 20/04/2018)

Trong các bệnh không lây nhiễm, bệnh mạch máu – thần kinh với những cơn đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai trên thế giới và là nguyên nhân gây tàn tật ở người trưởng thành. Theo tổ chức đột quỵ thế giới (WSO), mỗi năm có tới 17 triệu người bị đột quỵ, trong đó khoảng 6 triệu người tử vong và 5 triệu người sống sót với các di chứng gây tàn tật vĩnh viễn. Phục hồi chức năng sau đột quỵ là một vấn đề thiết yếu đối với những bệnh nhân bị di chứng đột quỵ não sau khi xuất viện, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân.

 

Nhằm nâng cao năng lực Phục hồi chức năng thần kinh sau đột quỵ cho các bác sĩ, kỹ thuật viên Phục hồi chức năng đồng thời nâng cao chất lượng chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh trong quá trình điều trị. Tổng hội Y học Việt Nam phối hợp với EVER Pharma tổ chức lớp tập huấn “Phục hồi chức năng thần kinh sau đột quỵ” khóa A18 trong thời gian 5 ngày từ 16/04 – 20/04/2018 tại Hội trường tầng 2 nhà A, bệnh viện đa khoa Đức Giang. Đây là chương trình hợp tác giữa Việt Nam và Cộng hòa Áo trong phục hồi chức năng thần kinh cho bệnh nhân sau đột quỵ.

 

Buổi tập huấn được đón tiếp PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên – Chủ tịch tổng hội Y học Việt Nam; GS.TS Nguyễn Văn Thông – Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam; Ths.BS Nguyễn Văn Thường – Giám đốc bệnh viện đa khoa Đức Giang cùng đội ngũ giảng viên Bộ môn – khoa Phục hồi chức năng, Khoa Đột quỵ não Bệnh viện, các Trung tâm Phục hồi chức năng của Bệnh viện Bạch Mai, Lão khoa Trung ương, Bệnh viện PHCN Hà Nội, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

 

Đồng chí Nguyễn Thị Xuyên – Chủ tịch tổng hội Y học Việt Nam phát biểu khai mạc tại lớp tập huấn

 

Đồng chí Nguyễn Văn Thường – Giám đốc bệnh viện đa khoa Đức Giang phát biểu tại lớp tập huấn

 

Kết thúc thời gian tập huấn, Ban tổ chức sẽ kiểm tra nhận thức và cấp chứng chỉ cho các học viên  tham gia. Khóa tập huấn Avant với những kiến thức cơ bản và cụ thể sẽ giúp đội ngũ cán bộ y tế có thể thực hiện các kỹ thuật này với đầy đủ các kỹ năng của kỹ thuật viên vận động trị liệu, hoạt động trị liệu hay chuyên viên âm ngữ giúp người bệnh được chăm sóc một cách toàn diện. Từ đó nhằm giảm thiểu các biến chứng sau đột quỵ đồng thời tăng cường khả năng tái hòa nhập cộng đồng cho người bệnh, tiết kiệm chi phí phát sinh, giúp giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.

 

Các học viên đến từ 19 cơ sở y tế: 

BV Y học cổ truyền Bộ Công An, BV ĐK Đức Giang, BV Quân Y 105, Bệnh viện đa khoa Sơn Tây, TTYT quận Long Biên, PKĐK Sài Đồng, TYT Giang Biên, TYT Long Biên , TYT Cự Khối, TYT Bồ Đề, TYT Ngọc Thụy, TYT Gia Thụy, TYT Ngọc Lâm, TYT Thượng Thanh, TYT Đức Giang, TYT Thạch Bàn, TYT Phúc Đồng, TYT Sài Đồng, Bệnh viện đa khoa Lào Cai

 

Một số hình ảnh tại lớp tập huấn:

 

 

 

 

Nguồn: Bệnh viện Đức Giang

Chương trình học và các giảng viên:

 

Ngày 1:

Tổng quan đột quỵ

GS. TS. Nguyễn Văn Thông, Chủ tịch Hội Đột quị Việt Nam

 

Đột quỵ não: Định khu tổn thương

GS. TS. Nguyễn Văn Thông

 

Cơ chế PHCN thần kinh. Thời điểm bắt đầu và phương pháp thực hiện, vai trò của tập luyện PHCN và thuốc

GS. TS. Nguyễn Văn Thông

 

Vận động trị liệu cho bệnh nhân đột quỵ (Bài 1)

  • Các bài tập ở tư thế nằm
  • Dịch chuyển sớm
  • Các bài tập ở tư thế ngồi

KTV. Nguyễn Ích Thưởng, Khoa PHCN Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

 

Thực hành vận động trị liệu cho bệnh nhân đột quỵ (Bài 1)

 

Ngày 2:

Ứng dụng các nguyên tắc PHCN vận động vào thực tiễn

ThS. Nguyễn Thị Thanh Huyền, Truởng khoa PHCN, Bệnh viện ĐH Y Hà Nội

 

Các khiếm khuyết và biến chứng thường gặp sau Đột quỵ não – Nhóm PHCN

ThS. Nguyễn Thị Thanh Huyền

 

Vận động trị liệu cho bệnh nhân đột quỵ (Bài 2)

  • Tập di chuyển
  • Tập thăng bằng
  • Tập đứng
  • Tập đi
  • Tập lên, xuống cầu thang

KTV. Nguyễn Ích Thưởng

 

Thực hành vận động trị liệu cho bệnh nhân đột quỵ (Bài 2)

 

Ngày 3:

Thực hành vận động trị liệu (Bài 2)

KTV. Nguyễn Ích Thưởng

 

Một số test luợng giá trong vận động trị liệu và hoạt động trị liệu

BSCK I Nguyễn Đức Minh, Phụ trách khoa PHCN bênh viện Đức Giang

 

Thực hành các test luợng giá

 

Hoạt động trị liệu cho bệnh nhân đột quỵ (Bài 1)

  • Các bài tập HĐTL ở tư thế nằm
  • Các bài tập HĐTL ở tư thế ngồi

KTV Lê Thị Toàn Bệnh viện PHCN Hà Nội

 

Thực hành hoạt động trị liệu (Bài 1)

 

Ngày 4:

Hoạt động trị liệu cho bệnh nhân đột quỵ ( Bài 2)

  • Các hoạt động hàng ngày (ADL) : Mặc quần áo, đánh răng, vệ sịnh cá nhân…

KTV Lê Thị Toàn Bệnh viện PHCN Hà Nội

 

Thực hành hoạt động trị liệu về ADL

 

Hoạt động trị liệu cho bệnh nhân đột quỵ ( Bài 3)

  • Các bài tập nhận thức-cảm giác

KTV Lê Thị Toàn

 

Thực hành hoạt động trị liệu cho bệnh nhân đột quỵ ( Bài 3)

 

Thất ngôn sau đột quỵ : Phân loại, cách xử trí

BSCK II Đoàn Văn Phúc, Trưởng khoa Nội Thần Kinh bệnh viện Đức Giang

 

Ngày 5:

Rối loạn nuốt sau đột quỵ: Phát hiện sớm, lượng giá, xử trí, các bài tập

TS Phạm Thị Ngọc Oanh, Trưởng khoa HSTC chống độc, bệnh viện Đức Giang

 

Thực hành rối loạn nuốt sau đột quỵ 

 

Sa sút trí tuệ sau đột quỵ

PGS. TS. Nguyễn Trọng Hưng, Giảng viên cao cấp Bộ môn thần kinh ĐH Y Hà Nội

Giám đốc Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Lão khoa Trung ương

 

Bài kiểm tra đánh giá sau khóa học (Post-test)

 

Giải đáp thắc mắc

Bế mạc khóa tập huấn

Phát chứng chỉ