Trang chủ / Thông tin sức khoẻ / Men gạo đỏ: Vị thuốc thiên nhiên kì diệu cho bệnh mỡ máu

Men gạo đỏ: Vị thuốc thiên nhiên kì diệu cho bệnh mỡ máu

Máu nhiễm mỡ hay rối loạn mỡ máu là một căn bệnh phổ biến tại Việt Nam và đang có xu hướng gia tăng. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học, con người đã tìm ra nhiều vị thuốc nguồn gốc thiên nhiên có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh mỡ máu hiệu quả. Trong số đó phải kể đến men gạo đỏ, loại thuốc cổ truyền đã được sử dụng để điều hòa mỡ máu từ thời xa xưa.

 

1. Men gạo đỏ (Red Yeast Rice, tên khoa học là Monascus Purpueus), chính là chất được chiết xuất từ gạo lứt đỏ lên men. Từ thời xa xưa, vị thuốc cổ truyền này đã được nhiều quốc gia châu Á sử dụng để cải thiện tuần hoàn máu và hỗ trợ tiêu hóa. Ngày nay, qua nhiều công trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh, ngoài các công dụng đã biết, men gạo đỏ đặc biệt hữu ích trong việc điều hòa mỡ máu và kìm hãm sự tổng hợp cholesterol xấu.

Theo một cuộc nghiên cứu do Đại học Y khoa UCLA (Mỹ) tiến hành trên 83 người có mức cholesterol cao, uống một liều lượng 2,4 gram men gạo đỏ mỗi ngày trong 12 tuần và tuân thủ một chế độ ăn với lượng chất béo không quá 30%. Qua theo dõi, ở những người tham gia nghiên cứu đã giảm đáng kể tổng lượng cholesterol của cơ thể nói chung, kể cả mức cholesterol xấu LDL và triglyceride.

 

2. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, men gạo đỏ có tác dụng thần kì trong việc làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu. Lí do là vì trong men gạo đỏ có chứa các hợp chất monacolins tự nhiên, đặc biệt là monacolins nhóm K có tác dụng ngăn chặn sự sản sinh HMG-CoA, một loại enzyme làm thúc đẩy quá trình tạo cholesterol.

Điều đáng nói là dùng men gạo đỏ có thể tránh được triệu chứng phổ biến của các thuốc điều trị mỡ máu thuộc nhóm statins, đó là chứng nhược cơ. Một cuộc nghiên cứu do Tạp chí Y khoa American Journal of Cardiology tiến hành ngẫu nhiên trên 60 bệnh nhân ngẫu nhiên có mức cholesterol cao cho thấy: sau 4 tuần, những người chỉ sử dụng đơn thuần thuốc statins có tỉ lệ nhược cơ cao hơn hẳn so với nhóm chỉ uống men gạo đỏ hoặc có kết hợp dùng statins và men gạo đỏ. Khi men gạo đỏ được kết hợp với Coenzyme Q10 như trong chế phẩm Armolipid PLUS thì hiệu quả chống nhược cơ, chống mỏi mệt còn tăng lên rõ rệt.

 

3. Men gạo đỏ còn có tác dụng hỗ trợ tích cực trong việc hạn chế béo phì, một tình trạng phổ biến ở các bệnh nhân bị mỡ máu cao. Cuộc nghiên cứu năm 2015 do Tạp chí Journal of Medicinal Food tiến hành trên hai nhóm: nhóm có chế độ ăn nhiều chất béo mà không sử dụng biện pháp hỗ trợ nào, nhóm ăn nhiều chất béo nhưng sử dụng lượng men gạo đỏ với liều lượng 1g trong 8 tuần. Kết quả cho thấy, nhóm sử dụng men gạo đỏ không có biểu hiện tăng cân nhiều như hai nhóm còn lại.

 

4. Nghiên cứu của Tạp chí World Journal of Cardiology năm 2012 chỉ ra rằng, men gạo đỏ còn có công dụng duy trì lượng đường máu ổn định. Sau 18 tuần sử dụng men gạo

đỏ, các bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có dấu hiệu giảm tình trạng kháng insulin cũng như mức cholesterol toàn phần và cholesterol xấu LDL.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng công nhận, do có công dụng hỗ trợ giảm mỡ máu, men gạo đỏ còn có tác dụng tích cực trong việc ổn định huyết áp, giúp hệ tim mạch khỏe mạnh, ngăn ngừa đột quỵ và nhồi máu cơ tim…

 

5. Với các bệnh nhân bị rối loạn mỡ máu, việc thay đổi lối sống với chế độ ăn uống giảm chất béo và vận động thường xuyên luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu. Bên cạnh đó, dùng kết hợp các chế phẩm có nguồn gốc thiên nhiên từ men gạo đỏ như Armolipid PLUS cũng là một trong những liệu pháp hữu hiệu, an toàn để dưa các chỉ số cholesterol trở về mức bình thường. Armolipid PLUS xuất xứ từ Ý còn chứa những thành phần khác như sáp mía, vi tảo lục, cây hoàng liên gai Ấn Độ và Coenzyme Q10… giúp giảm quá trình oxy hóa, giảm cholesterol xấu LDL-c, triglyceride và tăng thành phần cholesterol tốt HDL-c.

Với liều dùng 1 viên/ngày kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, Armolipid PLUS cho thấy hiệu quả điều trị đối với rối loạn mỡ máu, làm giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ bệnh tim mạch sau 4 tuần sử dụng. Nghiên cứu dài hạn một năm cho thấy người bệnh không bị ảnh hưởng men gan, men hủy cơ, không có tác dụng phụ.

 

*Bài đăng trên Tạp chí Bác sĩ gia đình tháng 12/2017