Trang chủ / Thông tin sức khoẻ / Giải mã những triệu chứng tuổi mãn kinh

Giải mã những triệu chứng tuổi mãn kinh

Bất kỳ người phụ nữ nào, không phân biệt màu da, chủng tộc cũng đu phải trải qua bước ngoặc tuổi mãn kinh in dấu sự thay đổi về thể chất và tinh thần. Hiểu rõ về cơ chế của những thay đổi này và biết cách thích nghi, phái đẹp vẫn có thể dễ dàng vượt qua và tận hưởng cuộc sống một cách tích cực.

 

Giai đoạn sớm: Giai đoạn tiền mãn kinh

Khi tuổi thanh xuân đi qua cũng là lúc người phụ nữ bắt đầu phải vượt qua nấc thang khó khăn đầu tiên - giai đoạn tiền mãn kinh theo cách gọi của khoa học (từ 40 – 50 tuổi). Ở giai đoạn này, người phụ nữ bắt đầu thấy kinh nguyệt không đều do sự suy giảm estrogen, đồng thời phải đối mặt với nhiều dấu hiệu suy giảm về sức khỏe, tiêu biểu nhất là triệu chứng rối loạn vận mạch. Các nhà khoa học đã thống kê, khoảng 2/3 phụ nữ tiền mãn kinh gặp triệu chứng liên quan đến rối loạn vận mạch bao gồm bốc hỏa, đồ mồ hôi ban đêm, mất ngủ các mức độ nặng nhẹ khác nhau.

 

 

Nguyên nhân của cơn bốc hỏa xuất phát từ nội tiết tố estrogen trong cơ thể suy giảm, các mạch máu bị giãn ra nhanh chóng, làm cho nhiệt độ cơ thể tăng lên đột ngột gây nên cảm giác nóng bừng lan ra từ ngực lên phía trên cơ thể cổ và mặt. Các cơn bốc hỏa có thể xuất hiện bất kì lúc nào và thường kéo dài khoảng 2-3 phút, và hay xảy ra vào ban đêm dẫn đến vã mồ hôi và mất ngủ. Tưởng tượng bạn đang giữa một cuộc họp quan trọng, bỗng cảm thấy nóng bừng mặt, cổ gây mất tập trung, mệt mỏi và khó chịu. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến căng thẳng và trầm cảm.

 

Giai đoạn trung bình: Giai đoạn mãn kinh

Đây là giai đoạn người phụ nữ bước vào độ tuổi 50 – 60 tuổi, hay chính là thời kì mãn kinh. Lượng estrogen tự sinh trong cơ thể bắt đầu suy giảm một cách nhanh chóng dẫn đến chu kì nguyệt rối loạn, có thể dài ra hoặc ngắn lại và sau đó dần kết thúc.

 

Kèm theo đó là một số thay đổi về tâm sinh lí như: cảm giác bứt rứt, lo âu, dễ nóng giận, trầm cảm, thiếu tập trung trong công việc, mất ham muốn, nhiễm trùng đường tiểu, khô âm đạo… Một trong những triệu chứng gây phiền muộn trong giai đoạn này là tình trạng khô teo âm đạo. Việc suy giảm estrogen làm niêm mạc âm đạo teo, khô dẫn đến đau rát, dễ trầy sướt và chảy máu khi quan hệ tình dục, ảnh hưởng không nhỏ đến hạnh phúc vợ chồng.

 

Giai đoạn muộn: Mãn kinh tiến triển

Trong giai đoạn này, thường là ở độ tuổi ngoài 55, một số bệnh mãn tính có thể phát triển sau khi mãn kinhnhư bệnh tim mạch, loãng xương… bắt đầu gõ cửa. Trong những năm đầu sau khi mãn kinh, mật độ xương cơ thể bị mất ở một tốc độ nhanh chóng, nếu không bổ sung canxi kịp thời có thể gây loãng xương. Bên cạnh đó, nguy cơ mắc bệnh tim mạch cũng tăng cao như rối loạn mỡ máu dẫn đến xơ vữa động mạch, cao huyết áp hay thậm chí là nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

 

Chuẩn bị sớm để vượt qua nhẹ nhàng

Hiểu rõ các tiến trình cũng như cơ chế của các triệu chứng mãn kinh ở độ tuổi sau 40 giúp các chị em chuẩn bị tinh thần và tìm kiếm phương cách để cơ thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng nhất. Ở phương Tây và các nước phát triển ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, phụ nữ đã nhận thức được tầm quan trọng của việc bổ sung nội tiết tố estrogen cho cơ thể từ giai đoạn sớm.

 

Ngày nay, các nhà khoa học đã tìm ra isoflavon chiết xuất từ đậu nành có cấu trúc tương tự như estrogen nội sinh, có thể giúp chị em khắc phục các triệu chứng mãn kinh mà không có tác dụng phụ như estrogen tổng hợp. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng để isoflavon đưa vào cơ thể phát huy được tối ưu tác dụng thì cần có chất xúc tác giúp chuyển hóa như vi khuẩn lactobacillus. Bộ đôi isoflavon đậu nành và lactobacillus với tỉ lệ chuẩn được tìm thấy trong chế phẩm Estromineral xuất xứ từ Ý cung cấp estrogen thực vật, có thể hỗ trợ phụ nữ vượt qua những thời kì biến động về tâm, sinh lí một cách nhẹ nhàng nhất.

 

Mỗi ngày 1 viên Estromineral khi bước vào độ tuổi U50 kết hợp với chế độ sinh hoạt khoa học sẽ cung cấp cho cơ thể lượng estrogen thiếu hụt, góp phần giúp chị em cân bằng đời sống tinh thần và kéo dài tuổi thanh xuân.

 

Diệp Chi

*Bài đăng trên Tạp chí Truyền hình, mục Sống khoẻ